Đón bằng công nhận Di sản tư liệu “Mộc bản trường học Phúc Giang”

Đăng lúc: Thứ hai - 26/09/2016 08:04 - Người đăng bài viết: lehoa
Sáng 25/9, tại Trung tâm Văn hóa Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh đã diễn ra Lễ đón Bằng công nhận "Mộc bản trường học Phúc Giang" là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đón bằng công nhận Di sản tư liệu “Mộc bản trường học Phúc Giang”

Đón bằng công nhận Di sản tư liệu “Mộc bản trường học Phúc Giang”

Dự lễ có bà Susan Vize - Quyền Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, UVTW Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức Trung ương, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thừa Thiên Huế và đông đảo cán bộ, nhân dân trong tỉnh.

Mộc bản trường học Phúc Giang (còn gọi là Mộc bản trường Lưu) là di sản quý hiếm “có một không hai” của dòng họ Nguyễn Huy. Nó được sáng tạo ra từ giữa thế kỷ thứ XVIII đến đầu thế kỷ XX tại làng Trường Lưu, xã Lai Thạch, huyện Thiên Lộc (xã Trường Lộc, huyện Can Lộc ngày nay) gồm hơn 2.000 bản gỗ thị đực được khắc chữ Hán và Nôm ngược để in sách phục vụ việc giáo dục, khoa cử, chọn nhân tài cho quốc gia cuối thời Hậu Lê. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, hiện nay toàn bộ mộc bản chỉ còn 394 bộ được lưu giữ và bảo quản tại Nhà thờ Nguyễn Huy Tự. Toàn bộ mộc bản được 5 danh nhân văn hóa dòng họ Nguyễn Huy biên soạn gồm Nguyễn Huy Tửu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh và Nguyễn Huy Tự. Hầu hết những người này đều tham gia giảng dạy tại Quốc Tử Giám.

Tại hội nghị toàn thể lần thứ 7 Ủy ban Chương trình ký ức Thế giới Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Huế từ ngày 18 đến 21/5/2016 đã công bố 13/16 hồ sơ do các nước đệ trình, trong đó cả 2 hồ sơ của Việt Nam là Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế và Mộc bản Trường học Phúc Giang đều được ghi danh vào Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức Thế giới Khu vục Châu Á - Thái Bình Dương.

Sau khi kết thúc buổi lễ, Bằng công nhận đã được rước về xã Trường Lưu.
Tác giả bài viết: Thái Văn Sinh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Ti đọc nhiều















  • Đang truy cập: 489
  • Tổng lượt truy cập: 31475382