Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Đăng lúc: Thứ tư - 01/11/2017 15:03 - Người đăng bài viết: lehoa
Đồng chí Lê Duẩn (1907- 1986), tên thật là Lê Văn Nhuận, sinh ra tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, quê gốc của ông được cho là ở làng Phương Cai, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Là người sớm giác ngộ tinh thần cách mạng, đồng chí Lê Duẩn là lớp người đầu tiên hưởng ứng và đi theo con đường cứu nước của đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Trong quá trình lãnh đạo, ngày 26 tháng 3 năm 1976 đồng chí Lê Duẩn- Tổng Bí thư BCHTW Đảng đã chỉ đạo, giúp đỡ và kiểm tra trực tiếp, sát sao công trình đại thuỷ nông Kẻ Gỗ nằm trên vùng đất khô cằn, hạn hán thuộc các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh chính thức khởi công xây dựng. Sau 4 năm miệt mài lao động không quản ngại khó khăn, vất vả, hy sinh, ngày 26 tháng 3 năm 1980, công trình hoàn thành. Nguồn nước từ hồ Kẻ Gỗ đã làm thay đổi hẳn diện mạo vùng đất Hà Tĩnh, góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương.
Để tri ân công lao to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh (15.10.1831-15.10.2011), được sự đồng ý của gia đình, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư xây dựng Đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn ngay trên hòn đảo nằm giữa lòng hồ, nơi Tổng Bí thư đã từng nghỉ lại trong chuyến về thăm quê hương Hà Tĩnh (nên nhân dân địa phương thường gọi là “Đảo Cụ Duẩn") với tổng kinh phí gần 4,8 tỷ đồng.
Sau gần 3 năm khởi công xây dựng, ngày 18 tháng 01 năm 2014 (tức ngày 18 tháng Chạp năm Quý Tỵ), Đền thờ chính thức được khánh thành.
Đền thờ được toạ lạc trên một hòn đảo nhỏ với địa hình dốc giữa lòng hồ Kẻ Gỗ. Khuôn viên có diện tích 320m2, quay về hướng Tây Bắc, mặt trước là đường lên đền thờ. Đền thờ được đặt trên vị trí cao nhất của đảo- một vị trí trang trọng. Phía trước là lối lên, sân hành lễ, hệ thống bậc thềm được sắp xếp từ trên cao xuống thấp, cao từ phía sau và thấp dần về phía trước. Nhịp điệu của các bậc thềm được ngắt quãng tạo cảm giác như một dòng thác đang tràn về từ cội nguồn, một dòng thác tượng trưng cho truyền thống anh hùng, sức mạnh tiềm ẩn, sự hy sinh của các bậc cha ông đi trước…
Hệ thống tường rào bao quanh được thiết kế xây bằng gạch chỉ, tường có trang trí hoạ tiết gạch gốm hoa chanh, tường cao 0,75m. Với chiều cao không lớn, công trình như được hoà vào không gian cảnh quan trên đảo, tạo được một sự gắn kết uyển chuyển, không bị tách biệt không gian.
Đền thờ được xây dựng với hình thức nhà chồng diêm 2 tầng, trên mặt bằng có hình bát giác đều với diện tích 85,5m2. Toàn bộ mái lợp ngói mũi hài, ở các gốc mái có trang trí hoạ tiết con giống, nền lát gạch bát màu nâu đỏ. Xung quanh công trình bao bọc bởi hệ thống vách đổ lụa âm dương. Phía trước là hệ thống cửa thượng song hạ bản. Hệ thống chân tảng âm dương, bề mặt có chạm khắc hoa văn hình hoa sen bằng đá xanh. Kết cấu kiến trúc gồm 8 bộ vì với 8 cái cột và 8 cột quân. Toàn bộ cấu kiện gỗ gia công đều bằng gỗ lim.
Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, là địa điểm văn hoá tâm linh để du khách thập phương tưởng niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại mảnh đất Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Để tri ân công lao to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh (15.10.1831-15.10.2011), được sự đồng ý của gia đình, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư xây dựng Đền thờ Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn ngay trên hòn đảo nằm giữa lòng hồ, nơi Tổng Bí thư đã từng nghỉ lại trong chuyến về thăm quê hương Hà Tĩnh (nên nhân dân địa phương thường gọi là “Đảo Cụ Duẩn") với tổng kinh phí gần 4,8 tỷ đồng.
Sau gần 3 năm khởi công xây dựng, ngày 18 tháng 01 năm 2014 (tức ngày 18 tháng Chạp năm Quý Tỵ), Đền thờ chính thức được khánh thành.
Đền thờ được toạ lạc trên một hòn đảo nhỏ với địa hình dốc giữa lòng hồ Kẻ Gỗ. Khuôn viên có diện tích 320m2, quay về hướng Tây Bắc, mặt trước là đường lên đền thờ. Đền thờ được đặt trên vị trí cao nhất của đảo- một vị trí trang trọng. Phía trước là lối lên, sân hành lễ, hệ thống bậc thềm được sắp xếp từ trên cao xuống thấp, cao từ phía sau và thấp dần về phía trước. Nhịp điệu của các bậc thềm được ngắt quãng tạo cảm giác như một dòng thác đang tràn về từ cội nguồn, một dòng thác tượng trưng cho truyền thống anh hùng, sức mạnh tiềm ẩn, sự hy sinh của các bậc cha ông đi trước…
Hệ thống tường rào bao quanh được thiết kế xây bằng gạch chỉ, tường có trang trí hoạ tiết gạch gốm hoa chanh, tường cao 0,75m. Với chiều cao không lớn, công trình như được hoà vào không gian cảnh quan trên đảo, tạo được một sự gắn kết uyển chuyển, không bị tách biệt không gian.
Đền thờ được xây dựng với hình thức nhà chồng diêm 2 tầng, trên mặt bằng có hình bát giác đều với diện tích 85,5m2. Toàn bộ mái lợp ngói mũi hài, ở các gốc mái có trang trí hoạ tiết con giống, nền lát gạch bát màu nâu đỏ. Xung quanh công trình bao bọc bởi hệ thống vách đổ lụa âm dương. Phía trước là hệ thống cửa thượng song hạ bản. Hệ thống chân tảng âm dương, bề mặt có chạm khắc hoa văn hình hoa sen bằng đá xanh. Kết cấu kiến trúc gồm 8 bộ vì với 8 cái cột và 8 cột quân. Toàn bộ cấu kiện gỗ gia công đều bằng gỗ lim.
Công trình được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, là địa điểm văn hoá tâm linh để du khách thập phương tưởng niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại mảnh đất Hà Tĩnh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Tác giả bài viết: Tú Quỳnh
Những tin mới hơn
- Về “xứ trầm hương” Phúc Trạch (10/11/2017)
- Ngược dòng Lam Giang (28/11/2017)
- Đưa Ví giặm, Ca trù, Trò Kiều vào phát triển du lịch ở Hà Tĩnh (30/11/2017)
- Những khoảnh khắc thăng hoa của thợ rèn Trung Lương (14/12/2017)
- Lộc Hà - Điểm đến ấn tượng (03/11/2017)
- Du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ (03/11/2017)
- Đền Truông Bát, một địa điểm du lịch tâm linh đầy hứa hẹn (01/11/2017)
- Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (02/11/2017)
- Đền Trầm Lâm và huyền thoại về vua Hàm Nghi (02/11/2017)
- Cáp treo chùa Hương Tích (01/11/2017)
Những tin cũ hơn
- Đưa nghề mộc Thái Yên thoát khỏi “ao làng”! (01/11/2017)
- Lễ hội Đồng Lộc (18/11/2014)
- Lễ hội đền Chiêu Trưng (18/11/2014)
- Lễ hội đánh cá Đồng Hoa (18/11/2014)
- Lễ hội cầu ngư (18/11/2014)
- Lễ khai trương mùa du lịch biển Thiên Cầm (18/11/2014)
- Lễ hội chùa Chân Tiên (18/11/2014)
- Lễ hội đền Bích Châu (18/11/2014)
- Lễ rước sắc vua Hàm Nghi (18/11/2014)
- Lễ hội chùa Hương Tích (18/11/2014)
Mã an toàn:
Tin mới nhất
-
Quảng bá Du lịch Hà Tĩnh tại Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2022
-
Chỉnh trang khuôn viên Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh
-
Quảng Ninh tổ chức Lễ hội hoa Sim biên giới lần thứ I năm 2022 tại Móng Cái
-
Trải nghiệm Beach Club tại Thiên Cầm
-
Cuộc thi thiết kế sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch Tuyên Quang năm 2022
-
Trình diễn bay khinh khí cầu chào mừng SEA Games 31
-
Hà Tĩnh sẽ tham dự Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
-
Ngày hội khinh khí cầu sẽ diễn ra vào ngày 6-7/5/2022 tại Hà Tĩnh
Ti đọc nhiều
-
Xe buýt
-
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta
-
Công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh
-
Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều”
-
Hà Tĩnh tham gia Khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ quản lý cao cấp DMO
-
Bộ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.





Thông tin cần biết
SỔ TAY DU LỊCH
Thư viện ảnh
video clip
-
view: 1553 Giới thiệu tổng quan về Du lịch Hà Tĩnh
-
view: 1394 Du lịch Hà Tĩnh
-
view: 1346 Lễ hội Bích Châu
-
view: 1300 Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ
-
view: 1253 Lễ hội chùa Kim Dung
Lượt người truy cập
- Đang truy cập: 48
- Tổng lượt truy cập: 9483021
Ý kiến bạn đọc