Tổ chức lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Đăng lúc: Thứ ba - 23/06/2020 08:45 - Người đăng bài viết: lehoa
Trong hai ngày 22/6 đến ngày 23/6/2020 (tức ngày 2/5 đến ngày 3/5 âm lịch), huyện Thạch Hà tổ chức lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

 
Năm nay, lễ giỗ lần thứ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi không tổ chức phần hội, chỉ tổ chức phần lễ.
 
Các xã có đền vọng rước với nghi thức, trang phục, đồ tế khí gọn hơn những năm trước. Cụ thể, 4 xã Thạch Hải, Đỉnh Bàn, Thạch Trị, Việt Tiến (huyện Thạch Hà) đi đường bộ; 2 xã Mai Phụ, Thạch Kim (huyện Lộc Hà) đi đường thủy.

Ở những năm trước, lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi thường diễn ra 2 phần chính gồm phần lễ và phần hội. Phần hội bao gồm các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… Tuy nhiên, năm 2020, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19, Ban Tổ chức lễ hội đã thống nhất chỉ tổ chức phần lễ, nhân dịp lễ giỗ 574 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi.

Được biết, Lê Khôi (? - 1446), tên thụy là Vũ Mục, công thần khai quốc nhà Lê sơ. Ông xuất thân trong một gia đình dòng dõi, phong lưu, phú quý tại làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Thân phụ của ông là Lê Trừ - anh thứ hai của Lê Lợi. Ngay từ nhỏ, ông vốn là người thông minh, nhân hậu, có dũng khí. Lớn lên, khi Lê Lợi dấy quân khởi nghĩa Lam Sơn vào mùa xuân 1418 thì Lê Khôi là một trong những người đầu tiên đứng dưới cờ khởi nghĩa. Ông là người có công lớn giúp Lê Lợi kháng chiến chống giặc Minh, giúp Lê Nhân Tông trấn thủ ở Nghệ An, được nhân dân tin yêu và quý trọng. Dưới thời vua Lê Nhân Tông, để ổn định biên giới phía Nam của nước Đại Việt, năm 1443, Lê Khôi được cử thống lĩnh đại quân đánh giặc. Sau khi thắng trận trở về dọc đường, chẳng may ông bị ốm nặng và mất tại núi Nam Giới, mộ táng tại đỉnh Long Ngâm. Năm 1487, vua Lê Thánh Tông truy tặng ông “Chiêu Trưng Đại vương”. Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân đã lập đền thờ dưới chân núi Long Ngâm, nơi ông mất. Đền thờ gồm 3 tọa chính: Thượng Điện, Trung Điện và Hạ Điện. Trước là tam quan, cột nanh có Nghê chầu, sau là Nhị Hầu. Tòa Trung Điện có kiến trúc chạm trổ tinh vi với nhiều đề tài tứ linh như Cá hóa Rồng, Bát Tiên, Tiên múa, Tiên đánh cờ, Tiên cưỡi hạc. Quần thể di tích này còn có bãi trước, bãi sau, Hòn Cóc, Đền Cá voi, đền Thánh mẫu, đền thờ vọng. Năm 1990, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) quyết định công nhận đền thờ và lăng mộ Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi là di tích cấp quốc gia. Năm 2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận lễ hội đền Chiêu trưng Đại vương Lê Khôi là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, một vị tướng tài ba của dân tộc, người có công lớn giúp vua Lê đánh giặc giữ nước. Thông qua hoạt động lễ hội để tuyên truyền, giáo dục về tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Góp phần duy trì lễ hội truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; tiếp tục củng cố khối đoàn kết thống nhất của nhân dân trong vùng. Đây cũng là dịp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, thu hút và phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh về dự lễ và du lịch vãn cảnh.

Tác giả bài viết: Nguyễn Nga. Ảnh: Quang Sáng
Từ khóa:

thạch hà, tổ chức

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Ti đọc nhiều















  • Đang truy cập: 505
  • Tổng lượt truy cập: 55011326