Long trọng kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du

Đăng lúc: Thứ hai - 07/12/2015 10:29 - Người đăng bài viết: quynhtrang
(Baohatinh.vn) - Tối nay (5/12), tại Quảng trường trung tâm thành phố Hà Tĩnh, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, UBMTTQ Việt Nam, Bộ VHTT&DL và tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du – Danh nhân văn hóa thế giới.
Long trọng kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du

Long trọng kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ chính trị Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam và các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương về dự.

Cùng dự có bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; ngài Phôm Ma Xi Phế Na - Công sứ Đại sứ quán Lào tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo tỉnh Bôlykhămxay (Lào).

Về phía tỉnh Hà Tĩnh có Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng cùng các đồng chí trọng BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị cùng con cháu dòng họ Nguyễn - Tiên Điền và đông đảo nhân dân.

Trong diễn văn khai mạc buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhấn mạnh: Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du là sự kiện văn hóa lớn của quốc gia, có tầm ảnh hưởng quốc tế. Suốt chiều dài lịch sử văn hiến của dân tộc Việt Nam, thời nào cũng xuất hiện những bậc hiền tài, anh hùng, hào kiệt, danh nhân làm rạng danh đất nước. Trong đó, tiêu biểu là Đại thi hào Nguyễn Du với di sản thi ca đồ sộ, đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng không chỉ trong nước mà khắp cả thế giới.


Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khai mạc buổi lễ

Từ hiện thực sinh động trong thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX với bao biến động, chế độ phong kiến mục nát suy tàn, nhân dân sống trong lầm than, cơ cực. Trải bao thăng trầm dâu bể của thời cuộc, chứng kiến bao cảnh đời trái ngang những khi làm quan, khi đi sứ, khi ở các miền quê; từ mạch nguồn văn phái Hồng Sơn, nối tiếp dòng văn Tiên Điền, Nguyễn Du đã rung động tận tâm can viết nên những tác phẩm văn chương kiệt xuất.
Đại thi hào Nguyễn Du là một nghệ sĩ thiên tài, một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn, một tài năng - Danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi và di sản của ông để lại với giá trị xuyên thời đại, mãi là niềm tự hào lớn lao của các thế hệ hôm qua, hôm nay và mai sau.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam với tầm vóc và vị thế khó ai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều - đỉnh cao của nền văn học cổ điển nước nhà đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn của văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế.
 


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam
với tầm vóc và vị thế khó ai sánh nổi.

Hơn 250 năm đi qua, Truyện Kiều và các tác phẩm của ông đã gắn bó với đời sống của nhân dân ta từ Bắc chí Nam, vượt qua biên giới đến với kiều bào ta ở xa Tổ quốc và bạn bè quốc tế. Tư tưởng triết học nhân sinh đã đưa tác phẩm của Nguyễn Du vượt qua thời gian, vượt mọi giới hạn của ngôn ngữ, bắt gặp sự chia sẻ, đồng điệu của mọi người.
 

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, nhân dân cả nước cũng như người dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy, giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa vô giá của Nguyễn Du đến các thế hệ mai sau; tích cực giới thiệu, quảng bá tác phẩm của ông đến với công chúng trong nước và nước ngoài, làm rạng danh văn hóa Việt Nam.

Dưới nhãn quan của người làm công tác khoa học, giáo dục và văn hóa, bà Katherine Muller Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam nhận thấy tầm vóc của Nguyễn Du không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn ở cả nhân loại.
 

Bà Katherine Muller-Marin - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam: 
Tầm vóc của Nguyễn Du không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn ở cả nhân loại.
 
Bà Katherine Muller-Marin cho rằng, ở tác phẩm Nguyễn Du đã có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực trọng tâm của UNESCO, tiêu biểu như: liên quan đến khát vọng hòa bình, chủ nghĩa nhân văn, giá trị gia đình, truyền thống văn hóa. Tác phẩm của Nguyễn Du còn có mối liên hệ với bình đẳng giới - lĩnh vực hoạt động của UNESCO.
 


Nguồn tin: baohatinh.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 
Ti đọc nhiều















  • Đang truy cập: 421
  • Tổng lượt truy cập: 56006192