Kẹo cu đơ Phong Nga - Thương hiệu ngày vươn xa
Đăng lúc: Thứ năm - 02/11/2017 16:47 - Người đăng bài viết: lehoa
“Chè xanh thêm chút gừng cay
Cu Đơ Hà Tĩnh đắm say lòng người”.
Cu Đơ là loại kẹo rất đỗi quen thuộc với người dân Hà Tĩnh và là món quà đặc sản lạ miệng, ngon ngọt được nhiều người biết đến và tin dùng.
Kẹo cu đơ Phong Nga - Thương hiệu ngày vươn xa
Kẹo Cu Đơ - vốn là kẹo lạc, một món quà ăn vặt có từ trước cách mạng tháng Tám 1945, xuất hiện tại một số chợ quê của vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tên gọi “kẹo Cu Đơ” xuất phát từ câu chuyện của một gia đình người nấu kẹo ngon nhất lúc bấy giờ. Đó là ông Chắt Vy (ông Cu Hai). “Hai” trong tiếng Pháp (deux) đọc là “Đơ”, nên sau đó người ta gọi chệch từ “kẹo ông Cu Hai” thành “kẹo Cu Đơ”. Nguyên liệu chủ yếu của kẹo là mật mía, lạc nhân, mạch nha, gừng,.. Lúc đầu, kẹo sau khi nấu xong được đổ vào tấm lá chuối khô hoặc trên giấy. Sau này, hai chiếc bánh tráng mỏng được người nấu kẹo dùng làm vỏ kẹo úp vào nhau, vừa đẹp lại vừa đảm bảo vệ sinh và cũng dễ dàng khi sử dụng.
Đến Hà Tĩnh sẽ chẳng mấy khó khăn khi bạn tìm mua vài hộp kẹo Cu Đơ làm quà bởi trên thị trường có khá nhiều cơ sở sản xuất kẹo, đặc biệt ở Cầu Phủ. Song để có được những miếng kẹo ngon, chuẩn vị thì phải kể đến cơ sở sản xuất kẹo Cu Đơ Phong Nga. Doanh nghiệp kẹo Cu Đơ Phong Nga nằm cách trung tâm thành phố 4km về phía Tây, tại địa chỉ số 37 Quán Gạc, Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy quy trình chế biến kẹo Cu Đơ vừa hiện đại, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo về chất lượng và mẫu mã.
Mặc dù, được cải tiến theo thời gian, nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất kẹo Cu Đơ ở Hà Tĩnh chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thủ công trong các công đoạn làm kẹo, vừa mất nhiều thời gian, năng suất không cao và có phần hạn chế trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trăn trở với thực trạng này, anh Nguyễn Văn Phong - chủ cơ sở kẹo Cu Đơ Phong Nga đã quyết tâm chịu khó tìm tòi, cải tiến trong các khâu sản xuất để có được những sản phẩm hoàn hảo như bây giờ.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cách đây hơn 20 năm về trước, anh đã chọn nghề nấu kẹo Cu Đơ truyền thống của quê hương làm hành trang lập nghiệp cho mình. Những ngày đầu mở xưởng gặp không ít khó khăn, từ khâu kỹ thuật đến cơ sở vật chất còn bộn bề thiếu thốn nhưng bằng ý chí nghị lực, tinh thần ham học hỏi, tìm tòi nghiên cứu, sự say mê công việc, sau một thời gian anh đã có được những thành công đầu tiên, nhiều khách hàng đã biết đến sản phẩm kẹo của gia đình anh.
Khi những sản phẩm kẹo được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến, kẹo của anh không đủ để đáp ứng nhu cầu người mua, anh đã phải lặn lội đến các thành phố lớn tìm hiểu kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nhằm chế tạo ra các loại máy móc phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất của cơ sở.
Đầu tiên phải kể đến việc chế tạo thành công Bàn cắt kẹo vào năm 1997, với công suất 1 giờ có thể cắt được 5.000 chiếc bánh, nhanh gấp hàng trăm lần so với cắt bánh thủ công. Tiếp đó, nhiều phát minh liên tiếp ra đời, phải kể đến như: Máy rửa gừng, máy xay gừng, máy khuấy kẹo, khuôn, máy đóng hút chân không, hệ thống lọc mật… Tất cả các phát minh của anh đều làm ra từ các loại nguyên vật liệu đơn giản, ít tốn kém nhưng vẫn tạo nên được một hệ thống sản xuất đồng bộ, cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Điều đặc biệt hơn trong số các loại máy móc này có đến 90% là do anh Phong tự tìm tòi, nghiên cứu và phát minh ra. Một trong các sáng kiến của anh đã được các tổ chức khoa học ghi nhận như giải ba dành cho máy khuấy lạc, giải khuyến khích máy rửa gừng… Gần đây, gia đình anh tiếp tục đầu tư tiền tỷ để xây dựng, mở rộng hệ thống phân xưởng, đầu tư trang thiết bị bài bản theo quy trình khép kín. Trong đó, có 5 phòng kho gồm: Kho nguyên vật liệu đầu vào chưa tuyển chọn, kho chứa nguyên liệu đã qua tuyển chọn, kho nguyên liệu ướt, kho bảo quản sản phẩm, kho lưu giữ máy móc và sửa chữa. Tất cả các phòng kho đều được ốp và lát gạch sạch sẽ, có hệ thống cửa đóng kín để tránh bụi bẩn và côn trùng. Ngoài ra, còn có phòng để công nhân trực tiếp điều khiển máy móc sản xuất, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Hiện tại, cơ sở của anh có hơn 10 công nhân làm việc, chiếm đa số là nữ.
Theo như anh Phong tâm sự, ngoài hệ thống dây chuyền đồng bộ, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì một điều cực kỳ quan trọng là việc tuyển chọn nguyên, vật liệu đầu vào phải thật cẩn thận, tỷ mỉ. Lạc phải đều hạt, khô, mẩy, giòn, béo, không bị bong lớp vỏ lụa; Mật phải lọc kỹ, có màu vàng sáng; Gừng phải cạo rửa sạch sẽ; Bánh tráng bọc kẹo được nướng đều, đủ độ giòn. Các nguyên liệu trong một mẻ kẹo cũng phải tuân theo tỷ lệ nhất định, các khâu nấu mật, trộn lạc, đổ ra bánh tráng, đóng gói… đều phải tuân thủ nghiêm ngặt về thao tác và thời gian, giữ vệ sinh tuyệt đối. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng, tạo nên sự tinh túy đặc trưng của kẹo Cu Đơ.
Đến Hà Tĩnh sẽ chẳng mấy khó khăn khi bạn tìm mua vài hộp kẹo Cu Đơ làm quà bởi trên thị trường có khá nhiều cơ sở sản xuất kẹo, đặc biệt ở Cầu Phủ. Song để có được những miếng kẹo ngon, chuẩn vị thì phải kể đến cơ sở sản xuất kẹo Cu Đơ Phong Nga. Doanh nghiệp kẹo Cu Đơ Phong Nga nằm cách trung tâm thành phố 4km về phía Tây, tại địa chỉ số 37 Quán Gạc, Thạch Đài, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Đến đây, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy quy trình chế biến kẹo Cu Đơ vừa hiện đại, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo về chất lượng và mẫu mã.
Mặc dù, được cải tiến theo thời gian, nhưng hầu hết các cơ sở sản xuất kẹo Cu Đơ ở Hà Tĩnh chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thủ công trong các công đoạn làm kẹo, vừa mất nhiều thời gian, năng suất không cao và có phần hạn chế trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trăn trở với thực trạng này, anh Nguyễn Văn Phong - chủ cơ sở kẹo Cu Đơ Phong Nga đã quyết tâm chịu khó tìm tòi, cải tiến trong các khâu sản xuất để có được những sản phẩm hoàn hảo như bây giờ.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cách đây hơn 20 năm về trước, anh đã chọn nghề nấu kẹo Cu Đơ truyền thống của quê hương làm hành trang lập nghiệp cho mình. Những ngày đầu mở xưởng gặp không ít khó khăn, từ khâu kỹ thuật đến cơ sở vật chất còn bộn bề thiếu thốn nhưng bằng ý chí nghị lực, tinh thần ham học hỏi, tìm tòi nghiên cứu, sự say mê công việc, sau một thời gian anh đã có được những thành công đầu tiên, nhiều khách hàng đã biết đến sản phẩm kẹo của gia đình anh.
Khi những sản phẩm kẹo được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến, kẹo của anh không đủ để đáp ứng nhu cầu người mua, anh đã phải lặn lội đến các thành phố lớn tìm hiểu kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nhằm chế tạo ra các loại máy móc phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất của cơ sở.
Đầu tiên phải kể đến việc chế tạo thành công Bàn cắt kẹo vào năm 1997, với công suất 1 giờ có thể cắt được 5.000 chiếc bánh, nhanh gấp hàng trăm lần so với cắt bánh thủ công. Tiếp đó, nhiều phát minh liên tiếp ra đời, phải kể đến như: Máy rửa gừng, máy xay gừng, máy khuấy kẹo, khuôn, máy đóng hút chân không, hệ thống lọc mật… Tất cả các phát minh của anh đều làm ra từ các loại nguyên vật liệu đơn giản, ít tốn kém nhưng vẫn tạo nên được một hệ thống sản xuất đồng bộ, cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Điều đặc biệt hơn trong số các loại máy móc này có đến 90% là do anh Phong tự tìm tòi, nghiên cứu và phát minh ra. Một trong các sáng kiến của anh đã được các tổ chức khoa học ghi nhận như giải ba dành cho máy khuấy lạc, giải khuyến khích máy rửa gừng… Gần đây, gia đình anh tiếp tục đầu tư tiền tỷ để xây dựng, mở rộng hệ thống phân xưởng, đầu tư trang thiết bị bài bản theo quy trình khép kín. Trong đó, có 5 phòng kho gồm: Kho nguyên vật liệu đầu vào chưa tuyển chọn, kho chứa nguyên liệu đã qua tuyển chọn, kho nguyên liệu ướt, kho bảo quản sản phẩm, kho lưu giữ máy móc và sửa chữa. Tất cả các phòng kho đều được ốp và lát gạch sạch sẽ, có hệ thống cửa đóng kín để tránh bụi bẩn và côn trùng. Ngoài ra, còn có phòng để công nhân trực tiếp điều khiển máy móc sản xuất, phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Hiện tại, cơ sở của anh có hơn 10 công nhân làm việc, chiếm đa số là nữ.
Theo như anh Phong tâm sự, ngoài hệ thống dây chuyền đồng bộ, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì một điều cực kỳ quan trọng là việc tuyển chọn nguyên, vật liệu đầu vào phải thật cẩn thận, tỷ mỉ. Lạc phải đều hạt, khô, mẩy, giòn, béo, không bị bong lớp vỏ lụa; Mật phải lọc kỹ, có màu vàng sáng; Gừng phải cạo rửa sạch sẽ; Bánh tráng bọc kẹo được nướng đều, đủ độ giòn. Các nguyên liệu trong một mẻ kẹo cũng phải tuân theo tỷ lệ nhất định, các khâu nấu mật, trộn lạc, đổ ra bánh tráng, đóng gói… đều phải tuân thủ nghiêm ngặt về thao tác và thời gian, giữ vệ sinh tuyệt đối. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng, tạo nên sự tinh túy đặc trưng của kẹo Cu Đơ.
Trải qua hơn 20 năm với biết bao thăng trầm, đến nay thương hiệu kẹo Cu Đơ Phong Nga đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, có mặt khắp các cửa hàng, hệ thống siêu thị lớn ở miền Trung và nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đây là cơ sở tiêu biểu, được UBND tỉnh Hà Tĩnh chọn làm cơ sở mẫu, được Sở Công thương bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2 năm liền và được cụm công nghiệp địa phương bình chọn là sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực 2 năm liền, là “Thương hiệu vàng thực phẩm Việt Nam năm 2014” và kẹo Cu Đơ Phong Nga cũng là đại diện duy nhất ở Hà Tĩnh tham gia buổi họp mặt “Những nhà sáng tạo không chuyên” diễn ra vào tháng 5/2015 tại Hà Nội. Sản phẩm kẹo Cu Đơ Phong Nga còn được chọn làm quà tặng cho nhiều phái đoàn, cơ quan đơn vị khi có dịp đến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, là món quà xách tay không thể thiếu của nhiều du khách trong những chuyến du lịch về với mảnh đất Hà Tĩnh.
Nhiều người biết đến kẹo Cu Đơ, ăn và nhớ đến kẹo Cu Đơ Phong Nga bởi hương vị ngọt ngào của mật, cái cay nồng của gừng hòa quyện trong vị thơm bùi của lạc. Tất cả đã tạo nên một thương hiệu rất riêng, rất nổi tiếng - kẹo Cu Đơ Phong Nga. Và phải chăng kẹo Cu Đơ Phong Nga đã góp phần tạo nên triết lý ẩm thực rất riêng của người Hà Tĩnh và cũng chỉ có người Hà Tĩnh mới có thể tạo nên một hương vị đặc trưng đến thế!
Tác giả bài viết: Phương Linh
Từ khóa:
Những tin mới hơn
- Văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh gắn với phát triển du lịch (19/05/2021)
- Trung tâm Quảng bá Văn hóa – Du lịch với vai trò lan tỏa nét văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh (08/12/2022)
- Cam bù Hương Sơn (21/03/2018)
- Ẩm thực ngày tết (07/02/2018)
- “Ngất ngây” với các món ăn vặt siêu ngon, giá rẻ ở TP. Hà Tĩnh (09/11/2017)
- Bánh tráng Hà Tĩnh (03/11/2017)
Những tin cũ hơn
- Bún bò Đò Trai - Thương hiệu một vùng quê (02/11/2017)
- Mực nháy-nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng biển Vũng Áng (02/11/2017)
- Bún bò Đức Thọ (05/12/2014)
- Ram bánh Mướt (05/12/2014)
- Cháo canh Hà Tĩnh (05/12/2014)
- Hến Sông La (05/12/2014)
- Bánh bèo Hà Tĩnh (05/12/2014)
- Bánh Tráng (05/12/2014)
- Bánh gai Đức Thọ (05/12/2014)
- Quán ăn - Nhà hàng (12/11/2014)
Mã an toàn:
Tin mới nhất
- Hà Tĩnh tổ chức thành công cuộc thi Ảnh đẹp và video clip ấn tượng về du lịch năm 2023
- Chấm giải Cuộc thi Ảnh đẹp và Video clip ấn tượng về du lịch Hà Tĩnh năm 2023
- Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 năm 2023
- Tuyên truyền, quảng bá, kết nối tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh tại Thị xã Hồng Lĩnh
- Phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Ảnh đẹp du lịch Cần Thơ” năm 2023
- Lễ hội Đền Cả năm 2023
- UNESCO ra nghị quyết vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Gia hạn Cuộc thi Ảnh đẹp và Video clip ấn tượng về Du lịch Hà Tĩnh
Ti đọc nhiều
- Xe buýt
- Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 04/12/2023 tại TP. Móng Cái, Quảng Ninh
- Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
- Khu du lịch Đá Bạc Eco - điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên Đán
- Ga tàu
- Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta
Thông tin cần biết
SỔ TAY DU LỊCH
Thư viện ảnh
video clip
- view: 3526 Giới thiệu tổng quan về Du lịch Hà Tĩnh
- view: 3443 Du lịch Hà Tĩnh
- view: 2830 Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ
- view: 2601 Lễ hội Bích Châu
- view: 2595 Lễ hội chùa Kim Dung
Lượt người truy cập
- Đang truy cập: 523
- Tổng lượt truy cập: 55008206
Ý kiến bạn đọc