Danh thắng Hồ và Chùa Long Đàm - một địa chỉ du lịch tâm linh
Đăng lúc: Thứ tư - 10/04/2019 13:52 - Người đăng bài viết: lehoa
Quần thể di tích danh thắng Hồ và Chùa Long Đàm thuộc địa phận xã Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh. Từ trung tâm thành phố Hà Tĩnh, đi về hướng bắc theo quốc lộ 1A khoảng 30km là đến thị xã Hồng Lĩnh. Từ quốc lộ 1A ngược sườn núi Thiên Tượng – Ngàn Hống hơn 1km, ở độ cao 170m so với mực nước biển là đến chùa Long Đàm.

Chùa Long Đàm do nhân dân làng Ngọc Sơn tạo lập và cung phụng từ đầu thời Lê. Tương truyền, xưa có một con rồng bơi lặn trong đầm, một hôm trời mưa to, rồng cuộn bay lên, để sót lại nhiều ngọc minh châu dưới đầm. Đêm thanh thường trông thấy ánh sáng vằng vặc, vì thế người ta dựng chùa lên, gọi là Long Đàm. Chùa nổi tiếng một thời về “một vùng cõi tĩnh, gió mát trăng trong” (Hoan Châu phong thổ ký - Trần Danh Lâm). Từ xưa tới nay, chùa Long Đàm vẫn ở trên ngọn núi Thiên Tượng, Ngàn Hống. Ngọn Thiên Tượng sừng sững, là đệ nhị danh thắng của núi Hồng.
Chùa Long Đàm xứng đáng là địa chỉ du lịch tâm linh bởi trước hết ở địa thế đẹp. Núi Hống là dãy núi hùng vĩ ở Hà Tĩnh, đáng được xếp vào bậc nhất các danh sơn. Dãy núi vượt thời gian tự khẳng định mạch non sông mà tạo hóa đã đặt bày đáng được ca tụng và lưu truyền muôn thuở. Ngàn Hống không chỉ là một dãy núi kì vĩ với hình dáng thiên tạo của nó mà còn kỳ ảo trong huyền thoại nhuốm màu sắc hiện thực và lịch sử. Từ sự tích ông khổng lồ xếp núi cho đến huyền thoại vua Hùng thứ nhất chọn nơi đây dự định xây dựng kinh thành. Từ trên những ngọn núi, dòng khe và những vùng ven chân Ngàn Hống có nhiều di chỉ đồ đá mới, thời đại đồ đồng, đồ sắt được tìm thấy chứng tỏ sự hiện diện của con người ở vùng đất này rất sớm.
Núi Thiên Tượng (nằm trong quần thể dãy ngàn Hống) là ngọn núi khá cao, dáng núi hùng vĩ thuộc phía Tây dãy Hồng Lĩnh. Chùa Long Đàm tọa lạc lưng chừng núi, nơi con đường quốc lộ 1A chạy gần sát. Mé tả có sông Lam, mé hữu là cánh đồng làng mạc trù phú nổi lên với ngọn núi Ngọc Sơn nơi có đền Song Trạng.
Trước mặt và phía tây nam là thị xã Hồng Lĩnh tươi trẻ. Bao quanh ngọn Thiên Tượng là các ngọn Đồng Dương, Mồng Gà, Cột Cờ. Thế núi nhấp nhô, mây phủ mờ ngọn. Từ đây có thể trông xuống thị thành thôn xóm, ruộng đồng. Xa xa, sông Lam như dải lụa mềm vòng quanh, uốn khúc. Tất cả tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Phong cảnh Hồng Lam đã trở thành biểu tượng của xứ sở này và in đậm trong tâm hồn của người dân nơi đây.
Núi Thiên Tượng (nằm trong quần thể dãy ngàn Hống) là ngọn núi khá cao, dáng núi hùng vĩ thuộc phía Tây dãy Hồng Lĩnh. Chùa Long Đàm tọa lạc lưng chừng núi, nơi con đường quốc lộ 1A chạy gần sát. Mé tả có sông Lam, mé hữu là cánh đồng làng mạc trù phú nổi lên với ngọn núi Ngọc Sơn nơi có đền Song Trạng.
Trước mặt và phía tây nam là thị xã Hồng Lĩnh tươi trẻ. Bao quanh ngọn Thiên Tượng là các ngọn Đồng Dương, Mồng Gà, Cột Cờ. Thế núi nhấp nhô, mây phủ mờ ngọn. Từ đây có thể trông xuống thị thành thôn xóm, ruộng đồng. Xa xa, sông Lam như dải lụa mềm vòng quanh, uốn khúc. Tất cả tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình. Phong cảnh Hồng Lam đã trở thành biểu tượng của xứ sở này và in đậm trong tâm hồn của người dân nơi đây.

Không chỉ tọa lạc ở một địa thế đẹp, ngôi chùa còn thu hút du khách bởi kiến trúc và các họa tiết hoa văn tại đây. Chùa trước đây hình chữ nhị, bao gồm Thượng điện và Hạ điện. Hạ điện đắp nổi hai ông tướng cưỡi kỳ lân, nét tượng sắc sảo thể hiện trình độ kỹ thuật cao của các nghệ nhân xưa. Mặt trước hạ điện là ba cửa gỗ đóng theo lối cổ đẹp và vững chắc. Thượng điện liền với hạ điện, thông thoáng đều chung đường ngang với nhau. Tại đây lưu giữ nhiều tượng Phật cổ đẹp, có niên đại khoảng từ thời Nguyễn.
Năm 2001, chùa được tu bổ, tôn tạo lại. Toàn bộ khuôn viên của chùa rộng 30.000m2, ngoảnh mặt về phía Nam. Chùa dựa lưng vào dãy núi Thiên Tượng, có độ cao 170m so với mực nước biển. Xét về phong thủy, đây là hướng tốt mong được “dương khánh” “âm siêu”, mùa hạ mát mẻ, mùa đông ấm áp. Phía bên trái có hai con suối gọi là khe Gác Chuông chảy từ trên núi Thiên Tượng hợp lưu tại đây như hai con rồng chụm đầu vào nhau uốn lượn, phía trước là một không gian rộng lớn, thoáng đãng, rất hợp cho du khách tới vãn cảnh. Từ đây, hướng về phía Nam, cả không gian mênh mông như thu vào trong mắt, cảm giác thật thanh thản, yên bình.
Hồ Long Đàm nằm trong khuôn viên của chùa. Theo các cụ cao niên kể lại, hồ trước kia rộng, có diện tích khoảng 2000m2, trải ra gần hết mặt phía Đông của chùa, nước lúc nào cũng trong xanh, mát mẻ quanh năm. Hồ Long Đàm bây giờ do phù sa bồi lấp đã nhỏ hơn ngày xưa nhiều, với diện tích khoảng 150m2.
Xung quanh hồ được phủ nhiều cây xanh như bồ đề, các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả. Nằm xem kẽ là những khu đất trồng những cây thuốc quý và hoa. Tất cả tạo nên khung cảnh u tịch, thâm nghiêm nhưng cũng rất đẹp mắt. Du khách đến đây, được vãn cảnh chùa và hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn, thoáng đãng, quên đi mọi ưu tư muộn phiền của cuộc sống.
Với những lợi thế về địa lý, thiên nhiên… và kiến trúc đẹp, họa tiết tinh tế sẵn có, kết hợp các biện pháp khai thác đồng bộ và dài hơi, di tích Hồ và Chùa Long Đàm xứng đáng trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan, hành hương, tế lễ.
Năm 2001, chùa được tu bổ, tôn tạo lại. Toàn bộ khuôn viên của chùa rộng 30.000m2, ngoảnh mặt về phía Nam. Chùa dựa lưng vào dãy núi Thiên Tượng, có độ cao 170m so với mực nước biển. Xét về phong thủy, đây là hướng tốt mong được “dương khánh” “âm siêu”, mùa hạ mát mẻ, mùa đông ấm áp. Phía bên trái có hai con suối gọi là khe Gác Chuông chảy từ trên núi Thiên Tượng hợp lưu tại đây như hai con rồng chụm đầu vào nhau uốn lượn, phía trước là một không gian rộng lớn, thoáng đãng, rất hợp cho du khách tới vãn cảnh. Từ đây, hướng về phía Nam, cả không gian mênh mông như thu vào trong mắt, cảm giác thật thanh thản, yên bình.
Hồ Long Đàm nằm trong khuôn viên của chùa. Theo các cụ cao niên kể lại, hồ trước kia rộng, có diện tích khoảng 2000m2, trải ra gần hết mặt phía Đông của chùa, nước lúc nào cũng trong xanh, mát mẻ quanh năm. Hồ Long Đàm bây giờ do phù sa bồi lấp đã nhỏ hơn ngày xưa nhiều, với diện tích khoảng 150m2.
Xung quanh hồ được phủ nhiều cây xanh như bồ đề, các loại cây lấy gỗ, cây ăn quả. Nằm xem kẽ là những khu đất trồng những cây thuốc quý và hoa. Tất cả tạo nên khung cảnh u tịch, thâm nghiêm nhưng cũng rất đẹp mắt. Du khách đến đây, được vãn cảnh chùa và hòa mình vào thiên nhiên rộng lớn, thoáng đãng, quên đi mọi ưu tư muộn phiền của cuộc sống.
Với những lợi thế về địa lý, thiên nhiên… và kiến trúc đẹp, họa tiết tinh tế sẵn có, kết hợp các biện pháp khai thác đồng bộ và dài hơi, di tích Hồ và Chùa Long Đàm xứng đáng trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn, thu hút nhiều khách thập phương đến tham quan, hành hương, tế lễ.
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Đức. Ảnh: sưu tầm
Những tin mới hơn
- Gợi ý một số điểm du lịch nội tỉnh trong dịp Tết Nguyên Đán (21/01/2022)
- Khu du lịch Đá Bạc Eco – điểm check-in hấp dẫn du khách (07/06/2022)
- Chùa Tượng Sơn – điểm du lịch văn hóa tâm linh (28/12/2022)
- Bảo tàng Hoa Cương – điểm đến mới ở huyện Lộc Hà (31/12/2020)
- La Giang - Tùng Lĩnh điểm du lịch tiềm năng (25/09/2019)
- Am Tháp - Di tích kiến trúc cổ độc đáo (13/08/2019)
- Khám phá vẻ đẹp Khu du lịch sinh thái Trại Tiểu (16/08/2019)
- Khám phá danh thắng núi Hồng (02/08/2019)
Những tin cũ hơn
- Về với biển Hà Tĩnh (04/04/2019)
- Danh thắng chùa và núi Thiên Cầm (03/04/2019)
- Danh thắng Nam Giới - Quỳnh Viên (11/03/2019)
- Lễ hội 642 năm Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu sẽ bắt đầu từ ngày 13/3/2019 (11/03/2019)
- Miếu Ao: Một địa chỉ du lịch tâm linh (25/02/2019)
- Hơn 55 vạn lượt du khách đến Hà Tĩnh du xuân Kỷ Hợi (11/02/2019)
- Đền Núi Trúc - Một điểm đến mới ở Hà Tĩnh (01/02/2019)
- Khai hội Chùa Hương Tích sẽ diễn ra vào ngày 06 tháng Giêng năm Kỷ Hợi (21/01/2019)
- Tổ chức các hoạt động của Lễ hội Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (16/01/2019)
- Đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội đền Chiêu Trưng” (15/06/2018)
Mã an toàn:
Tin mới nhất
-
Hội nghị giới thiệu, quảng bá du lịch Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh sẽ diễn ra vào chiều 13/4/2023 tại Hà Nội
-
Phong phú các hoạt động tại Lễ hội du lịch Biển Lộc Hà
-
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho các hoạt động khai trương du lịch Biển Hà Tĩnh năm 2023
-
Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam sẽ diễn ra từ 28 đến 30/4/2023 tại Quảng Trị
-
Hà Tĩnh đón hơn 625.000 lượt khách trong 3 tháng đầu năm 2023
-
Nhiều hoạt động ý nghĩa sẽ được tổ chức tại Lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2023
-
Hà Tĩnh đón đoàn khảo sát du lịch TP. Hồ Chí Minh
-
Đại hội Chi hội Nhà hàng - Khách sạn, nhiệm kỳ 2022-2027
Ti đọc nhiều
-
Xe buýt
-
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta
-
Công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh
-
Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều”
-
Hà Tĩnh tham gia Khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ quản lý cao cấp DMO
-
Ga tàu





Thông tin cần biết
SỔ TAY DU LỊCH
Thư viện ảnh
video clip
-
view: 2213 Giới thiệu tổng quan về Du lịch Hà Tĩnh
-
view: 2106 Du lịch Hà Tĩnh
-
view: 1928 Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ
-
view: 1746 Lễ hội chùa Kim Dung
-
view: 1669 Lễ hội Bích Châu
Lượt người truy cập
- Đang truy cập: 84
- Tổng lượt truy cập: 15099852
Ý kiến bạn đọc