Làng mộc Thái Yên
Đăng lúc: Thứ sáu - 07/11/2014 09:36 - Người đăng bài viết: admin
Từ thị xã Hồng Lĩnh ngược theo quốc lộ 8A khoảng 5km rồi rẽ trái qua xã Đức Thịnh khoảng một cây số là đến Thái Yên, Đức Thọ, nơi có nghề mộc truyền thống nổi tiếng.
Làng mộc Thái Yên
Nghề mộc Thái Yên có từ bao giờ và ai là “ông Tổ” thì đến nay vẫn chưa được xác định, nhưng nó đã tồn tại hàng trăm năm nay. Đến cuối thế kỷ XIX, nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vượng trong những năm đầu thế kỷ XX. Lúc đầu, họ chỉ làm những vật dụng thông thường như mâm, khay, hương án... để thờ tự. Rồi trai làng Thái Yên tỏa đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ bán ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, ở làng nghề này luôn có những thợ mộc tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ tứ quý tại các đình chùa, lăng tẩm. Những người thợ Thái Yên còn vinh dự được tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Ba Đình, Hà Nội. Với đôi tay khéo léo và óc sáng tạo của mình, họ đã làm rạng danh làng nghề truyền thống.
Thời bao cấp, nghề mộc nơi đây vẫn phát triển, nhưng sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Bước sang cơ chế thị trường thì khác hẳn. Từ năm 1995 đến nay được coi là thời kỳ “hoàng kim” của làng mộc Thái Yên. Nặng nghĩa với nghề truyền thống ông cha để lại, các thế hệ đi sau chịu khó học hỏi để sản phẩm làm ra đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Họ cần mẫn, miệt mài không quản ngày đêm. Từ sáng đến khuya, khắp làng trên xóm dưới, lúc nào cũng vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, đánh véc-ni. Nguyên liệu bao gồm các loại gỗ lim, dổi, gõ, săng vì, vàng tâm, kiền kiền... được mua từ miền tây Hà Tĩnh và Nghệ An.
Thời bao cấp, nghề mộc nơi đây vẫn phát triển, nhưng sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Bước sang cơ chế thị trường thì khác hẳn. Từ năm 1995 đến nay được coi là thời kỳ “hoàng kim” của làng mộc Thái Yên. Nặng nghĩa với nghề truyền thống ông cha để lại, các thế hệ đi sau chịu khó học hỏi để sản phẩm làm ra đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Họ cần mẫn, miệt mài không quản ngày đêm. Từ sáng đến khuya, khắp làng trên xóm dưới, lúc nào cũng vang lên tiếng đục đẽo, cưa xẻ, bào, phay, đánh véc-ni. Nguyên liệu bao gồm các loại gỗ lim, dổi, gõ, săng vì, vàng tâm, kiền kiền... được mua từ miền tây Hà Tĩnh và Nghệ An.
Hiện nay, cả làng có 50 xưởng sản xuất đồ mộc, trung bình mỗi xưởng giải quyết việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động với mức thu nhập bình quân hơn 1 triệu đồng/người/ tháng. Ngoài các cơ sở chuyên sản xuất hàng cao cấp, hàng trăm hộ còn tận dụng sản phẩm phụ làm các vật dụng thông thường phục vụ khách hàng. Riêng các mặt hàng cao cấp, có những bộ tràng kỷ, xa-lông trị giá trên 30 triệu đồng. Vậy mà có khi không đủ đáp ứng cho khách hàng. Vào những ngày nghỉ cuối tuần, khách khắp nơi đến mua hàng đông hơn ngày thường.
Hiện nay, sản phẩm đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tỉnh Nghệ An. Còn ở Hà Tĩnh thì khi nói đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên. 5 năm nay, trung bình mỗi năm, doanh thu của Thái Yên 12 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới làm giàu được. Sản phẩm của họ làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày. Hộ đói không còn, hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Hầu hết các hộ gia đình đã mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe nhìn. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh. Những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng ngày nào bây giờ đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán... được xây dựng khang trang. Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại. Hàng năm lễ hội Giỗ Tổ nghề mộc được tổ chức vào đầu năm âm lịch để báo cáo với Tổ nghề những công việc làm ăn năm qua và xin Tổ phù hộ cho công việc trong năm tới.
Nghề mộc Thái Yên là một trong 10 làng nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tĩnh xếp vào danh sách khôi phục và phát triển. Theo đó, một cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Chính quyền xã Thái Yên đang làm thủ tục để các cơ sở, các chủ hộ sản xuất đồ mộc đấu thầu sớm đi vào hoạt động. Việc đầu tư xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung là kịp thời và cần thiết, để họ có mặt bằng sản xuất với quy mô lớn hơn, đồng thời đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Mục tiêu trong những năm tới sản phẩm mộc Thái Yên phấn đấu đạt doanh thu khoảng 15 tỷ đồng.
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã được trao cho Thái Yên. Tuy nhiên, với truyền thống đã có hàng trăm năm nhưng hiện nay Làng mộc truyền thống Thái Yên vẫn chưa có một đầu mối kinh doanh lớn tập hợp mọi nguồn lực để phát triển cũng như chưa xây dựng được một thương hiệu sản phẩm để đồ mộc của Thái Yên có thể vươn xa hơn ra tầm quốc tế và tăng giá trị sản phẩm đồ mộc có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
Chỉ dẫnHiện nay, sản phẩm đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần ở thành phố Vinh và vùng phụ cận tỉnh Nghệ An. Còn ở Hà Tĩnh thì khi nói đến sản phẩm đồ mộc là người ta nghĩ ngay đến Thái Yên. 5 năm nay, trung bình mỗi năm, doanh thu của Thái Yên 12 tỷ đồng từ sản phẩm đồ mộc. Là vùng chiêm trũng, nhưng sản xuất nông nghiệp đối với người Thái Yên chủ yếu để giải quyết nguồn lương thực tại chỗ, còn nghề mộc mới làm giàu được. Sản phẩm của họ làm ra có giá trị, đưa lại một nguồn lợi kinh tế lớn, nâng cao thu nhập cho người dân và làm cho diện mạo nông thôn ở làng quê này thay đổi từng ngày. Hộ đói không còn, hộ nghèo chỉ còn 0,6%. Hầu hết các hộ gia đình đã mua sắm đầy đủ các phương tiện nghe nhìn. Hệ thống giao thông nông thôn phát triển mạnh. Những con đường bùn lầy qua xóm, qua làng ngày nào bây giờ đã được bê tông hóa gần hết. Các công trình phúc lợi xã hội như, trường học, trạm y tế, hội quán... được xây dựng khang trang. Thái Yên cũng là một trong số ít vùng quê ở Hà Tĩnh vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mang đậm dấu ấn làng nghề từ xưa để lại. Hàng năm lễ hội Giỗ Tổ nghề mộc được tổ chức vào đầu năm âm lịch để báo cáo với Tổ nghề những công việc làm ăn năm qua và xin Tổ phù hộ cho công việc trong năm tới.
Nghề mộc Thái Yên là một trong 10 làng nghề truyền thống đã được tỉnh Hà Tĩnh xếp vào danh sách khôi phục và phát triển. Theo đó, một cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung trên diện tích 3,5 ha đã được xây dựng xong, với tổng nguồn vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng. Chính quyền xã Thái Yên đang làm thủ tục để các cơ sở, các chủ hộ sản xuất đồ mộc đấu thầu sớm đi vào hoạt động. Việc đầu tư xây dựng cụm tiểu thủ công nghiệp tập trung là kịp thời và cần thiết, để họ có mặt bằng sản xuất với quy mô lớn hơn, đồng thời đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Mục tiêu trong những năm tới sản phẩm mộc Thái Yên phấn đấu đạt doanh thu khoảng 15 tỷ đồng.
Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đã được trao cho Thái Yên. Tuy nhiên, với truyền thống đã có hàng trăm năm nhưng hiện nay Làng mộc truyền thống Thái Yên vẫn chưa có một đầu mối kinh doanh lớn tập hợp mọi nguồn lực để phát triển cũng như chưa xây dựng được một thương hiệu sản phẩm để đồ mộc của Thái Yên có thể vươn xa hơn ra tầm quốc tế và tăng giá trị sản phẩm đồ mộc có giá trị văn hóa truyền thống lâu đời.
Từ thành phố Hà Tĩnh, theo quốc lộ 1A về phía Bắc 30km đến thị xã Hồng Lĩnh, theo quốc lộ 8A khoảng 5km là đến làng mộc Thái Yên.
Xem chi tiết tại đây
Xem chi tiết tại đây
Nguồn tin: forum.hatinhonline.com
Từ khóa:
sưu tầm, thái yên, truyền thống, lâu đời, hiện nay, thành lập, doanh nghiệp, hợp tác xã, sản xuất, kinh doanh, nghệ nhân, tài hoa, nguyên liệu, bao gồm, kiền kiền, sản phẩm, gia dụng, hà nội, quảng bình, thành phố, quốc lộ
Những tin mới hơn
- Những khoảnh khắc thăng hoa của thợ rèn Trung Lương (14/12/2017)
- Giòn thơm bánh đa Việt Xuyên (29/12/2017)
- Về “xứ trầm hương” Phúc Trạch (10/11/2017)
- Đưa nghề mộc Thái Yên thoát khỏi “ao làng”! (01/11/2017)
- Chiếu cói Nam Sơn (01/11/2017)
- Nón Ba Giang (07/09/2016)
Những tin cũ hơn
- Làng rèn Trung Lương (07/11/2014)
- Làng nghề Trường Xuân (07/11/2014)
- Làng cá Nhượng Bạn (07/11/2014)
- Làng cá Thạch Kim (07/11/2014)
Mã an toàn:
Tin mới nhất
- Hà Tĩnh tổ chức thành công cuộc thi Ảnh đẹp và video clip ấn tượng về du lịch năm 2023
- Chấm giải Cuộc thi Ảnh đẹp và Video clip ấn tượng về du lịch Hà Tĩnh năm 2023
- Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 năm 2023
- Tuyên truyền, quảng bá, kết nối tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh tại Thị xã Hồng Lĩnh
- Phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Ảnh đẹp du lịch Cần Thơ” năm 2023
- Lễ hội Đền Cả năm 2023
- UNESCO ra nghị quyết vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Gia hạn Cuộc thi Ảnh đẹp và Video clip ấn tượng về Du lịch Hà Tĩnh
Ti đọc nhiều
- Xe buýt
- Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 04/12/2023 tại TP. Móng Cái, Quảng Ninh
- Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
- Khu du lịch Đá Bạc Eco - điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên Đán
- Ga tàu
- Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta
Thông tin cần biết
SỔ TAY DU LỊCH
Thư viện ảnh
video clip
- view: 3527 Giới thiệu tổng quan về Du lịch Hà Tĩnh
- view: 3443 Du lịch Hà Tĩnh
- view: 2830 Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ
- view: 2602 Lễ hội Bích Châu
- view: 2596 Lễ hội chùa Kim Dung
Lượt người truy cập
- Đang truy cập: 483
- Tổng lượt truy cập: 55098555
Ý kiến bạn đọc