Du lịch Việt Nam đang đứng ở đâu trong ASEAN?
Đăng lúc: Thứ sáu - 23/06/2017 08:05 - Người đăng bài viết: lehoa
Khu vui chơi Vinpearl Cửa Sót (Lộc Hà, Hà Tĩnh). Ảnh: Phương Linh
Theo Tổng cục Du lịch, so sánh trong ASEAN, năm 2016 Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng khách quốc tế với hơn 10 triệu lượt, bằng 31% so với Thái Lan (32,6 triệu), bằng 37% của Malaysia (26,8 triệu), 61% của Singapore (16,4 triệu), 83% so với Indonesia (12 triệu).
Về “Chỉ số năng lực cạnh tranh”, Tổng cục Du lịch cũng cho biết, theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp hạng 67/136 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2015 và thuộc nhóm 10 nền kinh tế cải thiện mạnh nhất về thứ hạng; xếp hạng 5 và đứng đầu về mức độ cải thiện thứ hạng trong ASEAN so với đánh giá 2015.
Điểm mạnh nhất của Việt Nam là tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30), tài nguyên tự nhiên (hạng 34), sức cạnh tranh về giá (hạng 35), nhân lực và thị trường lao động (hạng 37). Nhưng rất nhiều chỉ số của Việt Nam bị xếp hạng thấp: Mức độ bền vững về môi trường (hạng 129), chất lượng hạ tầng du lịch (hạng 113), mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (hạng 101) và mức độ mở cửa quốc tế (hạng 76). Đặc biệt, những hạn chế lớn nhất của ngành du lịch Việt là: Chất lượng hạ tầng du lịch xếp hạng 113, chi tiêu chính phủ cho ngành du lịch xếp hạng 114; chỉ số yêu cầu thị thực nhập cảnh xếp hạng 116, thấp nhất trong các nước ASEAN.
Cũng so sánh ngay trong khu vực ASEAN, năm 2016 Việt Nam chỉ chi khoảng 2,5 triệu USD cho xúc tiến điểm đến du lịch quốc gia trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia chi khoảng 100 triệu USD cho hoạt động này.
Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam miễn thị thực nhập cảnh cho công dân 22 nước nhưng Indonesia miễn cho 169 nước và vùng lãnh thổ; Singapore là 158, Philippines 157, Malaysia 155 và Thái Lan miễn cho công dân 61 nước và vùng lãnh thổ.
Malaysia có 35 văn phòng đại diện du lịch tại nước ngoài, Thái Lan có 28 văn phòng, Singapore 23 văn phòng còn Việt Nam đến nay vẫn chưa có một văn phòng đại diện du lịch nào ở nước ngoài.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng du lịch của Việt Nam cao thứ 2 khu vực. Trong cả giai đoạn 2011-2016, du lịch Việt Nam tăng trưởng 11%, chỉ thấp hơn Myanmar (37%) và Campuchia (12%). Riêng năm 2016, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực (26%), trong khi Indonesia đạt 16% (cao thứ hai khu vực), Philippines (11%), Thái Lan (9%), Singapore (8%), Campuchia và Malaysia (4%), các nước khác giảm.
Từ thực tế này, Tổng cục Du lịch cảnh báo, du lịch Việt Nam còn ở vị trí thấp so với các nước Thái Lan, Malaysia và Singapore. Khả năng đuổi kịp các nước này chỉ có thể đặt ra khi Việt Nam thực sự quan tâm đến ngành du lịch.
Đối với các nước ở nhóm thấp hơn, du lịch Việt Nam ở mức độ phát triển cao hơn, nhưng nếu ta không quan tâm và có những xung lực phát triển mới thì du lịch các nước có thể dần tiệm cận với mức độ phát triển du lịch của nước ta.
Những việc cần làm
Bộ VHTT&DL đã đề xuất Chính phủ nhiều nhóm giải pháp để đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt được mục tiêu tăng trưởng 30% trong năm 2017.
Nhóm giải pháp cụ thể trước mắt là đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng tiếp tục tận dụng cơ hội của Năm APEC 2017 để tăng cường xúc tiến quảng bá tại chỗ và ở nước ngoài; triển khai ngay gói kinh phí khoảng 30 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến quảng bá sau khi quỹ xúc tiến du lịch được hình thành.
Về thủ tục nhập cảnh: Mở rộng danh sách các nước được thí điểm áp dụng cấp thị thực điện tử (e-visa); tiếp tục miễn thị thực cho công dân 5 nước Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy, thời gian miễn trong 5 năm, thời gian lưu trú 30 ngày.
Tập trung quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm phục vụ cho khách du lịch; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18/CT-TTg, Chỉ thị 14/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch nội địa. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kích cầu khách du lịch nội địa, nhất là các dịp cao điểm du lịch hè, nghỉ Quốc khánh 2/9 và các ngày nghỉ cuối tuần; phát triển các sản phẩm mới ở cả các địa bàn trọng điểm kết hợp với khai thác các điểm đến mới gắn với du lịch biển và du lịch tự nhiên kết hợp văn hóa, lịch sử; tăng cường liên kết phát triển du lịch với các lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật và các lĩnh vực khác.
Duy trì sự tăng trưởng ổn định của các thị trường khách, tập trung khai thác các thị trường quy mô lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tây Âu. Cho phép thí điểm cấp thẻ hướng dẫn viên tạm thời cho các thị trường ngoại ngữ hiếm.
Nguồn tin: Baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
- 6 tháng đầu năm 2017 Hà Tĩnh đón 790.000 lượt khách (05/07/2017)
- Phát triển du lịch Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế (07/07/2017)
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. (10/07/2017)
- Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta (10/07/2017)
- 6 tháng đầu năm: Bức tranh tươi sáng của ngành Du lịch (05/07/2017)
- “Ngày Du lịch trực tuyến 2017” sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh (28/06/2017)
- Biển an toàn, Thiên Cầm càng đông như hội (26/06/2017)
- Hội nghị triển khai Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, đánh giá điểm đến, chấn chỉnh hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch (27/06/2017)
- Lễ hội Đền Chiêu Trưng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (27/06/2017)
- “Biển miền Trung đã an toàn tuyệt đối” (23/06/2017)
Những tin cũ hơn
- Quốc hội chính thức thông qua Luật Du lịch sửa đổi (23/06/2017)
- Hà Tĩnh tham gia Triển lãm “Di sản Văn hóa biển, đảo Việt Nam” (10/06/2017)
- Triển lãm hơn 300 bức ảnh “Hà Tĩnh làm theo lời Bác” (08/06/2017)
- Cần cụ thể hóa hơn trong luật về chính sách ưu đãi phát triển du lịch (30/05/2017)
- Khám phá du lịch trải nghiệm ở Hà Tĩnh cùng người nổi tiếng (28/05/2017)
- Đoàn Hà Nội khảo sát du lịch tuyến biển Hà Tĩnh (27/05/2017)
- Lễ Trao Bằng công nhận Nghệ nhân dân gian và Hội thảo Khoa học (26/05/2017)
- Trưng bày Mộc bản trường học Phúc Giang – Di sản tư liệu thế giới tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (25/05/2017)
- Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi sẽ bắt đầu từ ngày 26/5 (19/05/2017)
- Chi trả bồi thường sự cố môi trường lĩnh vực du lịch trước 30/5 (15/05/2017)
Mã an toàn:
-
Hà Tĩnh tham gia Chương trình tập huấn về hệ sinh thái du lịch thông minh tại Busan, Hàn Quốc
-
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh
-
Du lịch Hà Tĩnh tạo ấn tượng với các nhà đầu tư
-
Kiểm tra công tác chuẩn bị đón đoàn tham quan các điểm du lịch
-
Talkshow “Du lịch nông nghiệp - sức bật mới cho ngành du lịch Hà Tĩnh”
-
Ban hành Nghị quyết đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững
-
Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 27/5 đến ngày 4/6/2023
-
Dấu ấn trong vai trò xúc tiến quảng bá du lịch Hà Tĩnh
-
Xe buýt
-
Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta
-
Công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh
-
Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
-
Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều”
-
Hà Tĩnh tham gia Khóa đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ quản lý cao cấp DMO





-
view: 2329 Giới thiệu tổng quan về Du lịch Hà Tĩnh
-
view: 2202 Du lịch Hà Tĩnh
-
view: 2011 Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ
-
view: 1850 Lễ hội chùa Kim Dung
-
view: 1727 Lễ hội Bích Châu
- Đang truy cập: 55
- Tổng lượt truy cập: 16448340
Ý kiến bạn đọc