Hướng đi của ngành du lịch Hà Tĩnh trong mùa dịch Covid-19
Đăng lúc: Thứ sáu - 24/09/2021 15:29 - Người đăng bài viết: lehoa
Du lịch vốn là một ngành rất nhạy cảm với tình trạng thiên tai, tự nhiên, chiến tranh, dịch bệnh... trên thế giới. Dịch Covid-19 diễn ra năm 2020 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó, ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách, doanh thu ngành du lịch sụt giảm mạnh.
Dạy thực hành món ăn tại Trường Cao đẳng Nguyễn Du
Du lịch Hà Tĩnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Nhiều khách sạn, khu, điểm du lịch trên địa bàn hầu như không có khách. Năm 2020, Tổng lượng khách tham quan đến Hà Tĩnh là 800.000 lượt khách đạt 20,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng lượt khách lưu trú nội địa là 242.500 lượt khách, giảm 84 % so với cùng kỳ năm 2019 (đạt 21,4% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2020); khách lưu trú quốc tế là 7.500 lượt khách (giảm 75 % so với cùng kỳ năm 2019, đạt 17,9% so với kế hoạch năm 2020). Nhiều hoạt động sự kiện văn hóa du lịch bị đình trệ, tạm dừng.
Hiện nay, du lịch Hà Tĩnh đang từng bước thích nghi với điều kiện mới. Để từng bước đưa du lịch Hà Tĩnh phục hồi và phát triển trong điều kiện dịch Covid hiện nay, ngành du lịch Hà Tĩnh xây dựng một số định hướng như sau:
Thứ nhất, về công tác xúc tiến quảng bá: Tập trung triển khai chiến dịch truyền thông “Hà Tĩnh, điểm đến an toàn”. Thông tin rộng rãi về việc mở của các điểm du lịch, mức độ an toàn, sẵn sàng thu hút khách du lịch, xây dựng các quy định hướng dẫn bảo đảm an toàn cho hoạt động du lịch, khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương; Đăng tải thông tin quảng bá về hình ảnh, con người và tiềm năng của du lịch Hà Tĩnh thông qua các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, bản tin, ấn phẩm du lịch, phóng sự, video clip, thông điệp nhằm quảng bá về thương hiệu du lịch Hà Tĩnh; Tổ chức, tham gia các hoạt động sự kiện giới thiệu, quảng bá, kết nối du lịch Hà Tĩnh, trong đó chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tại các thành phố lớn, các tỉnh thành, thị trường truyền thống trong nước và ở các nước không còn dịch; Triển khai đưa vào ứng dụng Giải pháp phần mềm du lịch thông minh nhằm hỗ trợ du khách và doanh nghiệp.
Thứ hai, về các hoạt hoạt động kích cầu du lịch: Định hướng cơ cấu lại thị trường khách du lịch đến Hà Tĩnh, tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa; Tập trung vào kích cầu thị trường du lịch nội địa, phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các công ty vận tải du lịch xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa; Truyền thông thông báo công khai cụ thể chương trình kích cầu nội địa của các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp vận chuyển và các doanh nghiệp dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành. Giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý kèm theo ưu đãi, có cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần dịch vụ. Phối hợp với các địa phương và các Sở ban ngành liên quan tổ chức phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm nhằm thu hút sự vào cuộc của hiệp hội, doanh nghiệp, các đối tác, thực hiện truyền thông để các bên và du khách có thông tin, tham gia tích cực; Triển khai khảo sát xây dựng các tour tuyến du lịch, kết nối khách du lịch đến các khu, điểm du lịch với các trung tâm giới thiệu và cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.
Thứ ba, về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho đội ngũ: cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; cán bộ Phòng Quản lý du lịch; tập huấn về Văn hóa du lịch cho các đơn vị lữ hành, cơ sở kinh doanh, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; cán bộ làm công tác quảng bá, xúc tiến của Trung tâm quảng bá xúc tiến văn hóa du lịch; Tổ chức cuộc thi tay nghề du lịch.
Thứ tư, về cơ chế chính sách du lịch: Năm 2020, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19. Trong đó chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tập trung vào 5 nhóm nội dung chính: Hỗ trợ 50% lãi vay đối với các khoản vay trong năm 2020 để kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô, cải tạo, sữa chữa, nâng cấp dự án ban đầu; Hỗ trợ (một lần) chi phí mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, chế phẩm sinh học, thuê nhân lực vệ sinh môi trường cho khu điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận; Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lữ hành đưa tối thiểu 20 khách/đoàn đến tham quan tại các khu, điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, có lưu trú ít nhất 01 đêm tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh; Miễn phí tham quan tại các khu, điểm di tích, danh lam thắng cảnh đang thu phí trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ hoạt động hai tuyến xe buýt không đồng: Vincom - Thiên Cầm, Vincom - Lộc Hà.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, một số chính sách chưa thực hiện được. Hiện nay, ngành du lịch đang thực hiện sửa đổi một số điều Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách phát triển du lịch đến năm 2025 và những năm tiếp theo để phù hợp với thực tiễn hơn, góp phần hỗ trợ các tổ chức cá nhân đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn từng bước phục hồi và phát triển.
Thứ hai, về các hoạt hoạt động kích cầu du lịch: Định hướng cơ cấu lại thị trường khách du lịch đến Hà Tĩnh, tập trung khai thác thị trường khách du lịch nội địa; Tập trung vào kích cầu thị trường du lịch nội địa, phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, các công ty vận tải du lịch xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhằm thu hút khách du lịch nội địa; Truyền thông thông báo công khai cụ thể chương trình kích cầu nội địa của các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp vận chuyển và các doanh nghiệp dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành. Giới thiệu các gói sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng với giá hợp lý kèm theo ưu đãi, có cam kết của các nhà cung cấp dịch vụ theo chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần dịch vụ. Phối hợp với các địa phương và các Sở ban ngành liên quan tổ chức phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” theo Kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm nhằm thu hút sự vào cuộc của hiệp hội, doanh nghiệp, các đối tác, thực hiện truyền thông để các bên và du khách có thông tin, tham gia tích cực; Triển khai khảo sát xây dựng các tour tuyến du lịch, kết nối khách du lịch đến các khu, điểm du lịch với các trung tâm giới thiệu và cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP.
Thứ ba, về công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cho đội ngũ: cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; cán bộ Phòng Quản lý du lịch; tập huấn về Văn hóa du lịch cho các đơn vị lữ hành, cơ sở kinh doanh, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; cán bộ làm công tác quảng bá, xúc tiến của Trung tâm quảng bá xúc tiến văn hóa du lịch; Tổ chức cuộc thi tay nghề du lịch.
Thứ tư, về cơ chế chính sách du lịch: Năm 2020, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19. Trong đó chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tập trung vào 5 nhóm nội dung chính: Hỗ trợ 50% lãi vay đối với các khoản vay trong năm 2020 để kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô, cải tạo, sữa chữa, nâng cấp dự án ban đầu; Hỗ trợ (một lần) chi phí mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, chế phẩm sinh học, thuê nhân lực vệ sinh môi trường cho khu điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận; Hỗ trợ các đơn vị kinh doanh lữ hành đưa tối thiểu 20 khách/đoàn đến tham quan tại các khu, điểm du lịch, di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, có lưu trú ít nhất 01 đêm tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh; Miễn phí tham quan tại các khu, điểm di tích, danh lam thắng cảnh đang thu phí trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ hoạt động hai tuyến xe buýt không đồng: Vincom - Thiên Cầm, Vincom - Lộc Hà.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, một số chính sách chưa thực hiện được. Hiện nay, ngành du lịch đang thực hiện sửa đổi một số điều Nghị quyết số 81/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định một số chính sách phát triển du lịch đến năm 2025 và những năm tiếp theo để phù hợp với thực tiễn hơn, góp phần hỗ trợ các tổ chức cá nhân đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn từng bước phục hồi và phát triển.
Tác giả bài viết: Hà Hoa
Từ khóa:
du lịch, nhạy cảm, tình trạng, thiên tai, tự nhiên, chiến tranh, thế giới, tác động, kinh tế, ảnh hưởng, nặng nề, hạn chế, e ngại, du khách, lo sợ, khách sạn, nhà hàng, bán lẻ, trở nên
Những tin mới hơn
- Bưởi Phúc Trạch (30/12/2021)
- Hiệu quả công tác quảng bá du lịch Hà Tĩnh (28/12/2022)
- Nhung hươu Hương Sơn - Món quà ý nghĩa cho du khách (31/01/2023)
- Dấu ấn trong vai trò xúc tiến quảng bá du lịch Hà Tĩnh (17/05/2023)
- Bức tranh mới ở Khu du lịch biển Xuân Thành (30/12/2021)
- Đến thăm Khu lưu niệm Bác Hồ (30/12/2021)
- Giải pháp phục hồi du lịch Lộc Hà (28/09/2021)
- Một số hoạt động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 của ngành du lịch Hà Tĩnh (14/10/2021)
- Chung tay cùng cộng đồng phòng chống Covid của doanh nghiệp du lịch Hà Tĩnh (14/10/2021)
- Về thăm Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (28/09/2021)
Những tin cũ hơn
- Hiệu quả của việc tham gia Quảng bá Du lịch qua các Hội chợ (24/09/2021)
- Phát triển Du lịch thông minh tại Hà Tĩnh – Xu hướng tất yếu (31/12/2020)
- Bảo tàng Hoa Cương – điểm đến mới ở huyện Lộc Hà (31/12/2020)
- Phát triển du lịch cộng đồng tại Hà Tĩnh (25/09/2019)
- Hiệu quả của Xúc tiến quảng bá du lịch qua việc đón các đoàn Famtrip (24/09/2019)
- Chùa Chân Tiên (24/03/2017)
- Về với Nghi Xuân (26/02/2016)
- Dấu ấn từ một Hội thi (26/02/2016)
- Khởi sắc Du lịch Hà Tĩnh năm 2015 (23/02/2016)
- Giao tiếp trong du lịch và câu chuyện văn hóa (15/12/2015)
Mã an toàn:
Tin mới nhất
- Hà Tĩnh tổ chức thành công cuộc thi Ảnh đẹp và video clip ấn tượng về du lịch năm 2023
- Chấm giải Cuộc thi Ảnh đẹp và Video clip ấn tượng về du lịch Hà Tĩnh năm 2023
- Hà Tĩnh tổ chức Lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 6 năm 2023
- Tuyên truyền, quảng bá, kết nối tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh tại Thị xã Hồng Lĩnh
- Phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Ảnh đẹp du lịch Cần Thơ” năm 2023
- Lễ hội Đền Cả năm 2023
- UNESCO ra nghị quyết vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Gia hạn Cuộc thi Ảnh đẹp và Video clip ấn tượng về Du lịch Hà Tĩnh
Ti đọc nhiều
- Xe buýt
- Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 04/12/2023 tại TP. Móng Cái, Quảng Ninh
- Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
- Khu du lịch Đá Bạc Eco - điểm đến hấp dẫn trong dịp Tết Nguyên Đán
- Ga tàu
- Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế theo dõi tình hình hoạt động du lịch tại Ca-ta
Thông tin cần biết
SỔ TAY DU LỊCH
Thư viện ảnh
video clip
- view: 3534 Giới thiệu tổng quan về Du lịch Hà Tĩnh
- view: 3446 Du lịch Hà Tĩnh
- view: 2835 Khu du lịch sinh thái Hải Thượng - Nơi hồn quê hội tụ
- view: 2606 Lễ hội Bích Châu
- view: 2600 Lễ hội chùa Kim Dung
Lượt người truy cập
- Đang truy cập: 429
- Tổng lượt truy cập: 55712171
Ý kiến bạn đọc