Hà Tĩnh với những chính sách đột phá ưu tiên phát triển du lịch

Ngay sau khi Đề án phát du lịch được phê duyêt, Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách mới mang tính đột phá nhằm khai thác tiềm năng, tập trung phát triển du lịch sớm trở thành nghành kinh tế trọng điểm theo đúng tinh thần Nghị quyết 06 của Đảng bộ tỉnh.
Hội nghị Xúc tiến Du lịch Hà Tĩnh tại TP.Hồ Chí Minh, Ảnh: Quỳnh Trang
Hà Tĩnh nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với những cảnh quan thiên nhiên tự nhiên, đa dạng và phong phú. Hà Tĩnh có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với nước bạn Lào và những tuyến đường giao thông quan trọng nối với các trung tâm du lịch lớn, các tỉnh trong cả nước. Bờ biển dài gần 137 km có những bãi tắm còn mang nét hoang sơ như Xuân Thành, Cửa Sót, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con.. Các di tích danh thắng nổi tiếng như núi Hồng - sông La, bến Tam Soa - Tùng Lĩnh, suối Tiên - Thiên Tượng, đèo Ngang - Hoành Sơn Quan, hồ Kẻ Gỗ, Vườn quốc gia Vũ Quang, thác Vũ Môn, Quỳnh Viên - Nam Giới, Nước khoáng nóng Sơn Kim....Hà Tĩnh cũng là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, còn là vùng đất nổi danh với đời sống văn hoá dân gian hết sức phong phú, được phản ánh qua các làn điệu dân ca, câu hát, vần thơ, lễ hội, làng nghề như: hát ví phường vải Trường Lưu; ca trù Cổ Đạm; ví dặm đò đưa, múa sắc bùa...đặc biệt Dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại.

Trên sơ sở quy hoạch chung của tỉnh, thời gian qua, Hà Tĩnh đã chủ động khai thác mọi nguồn lực, tập ttrung củng cố hạ tầng, tích cực triển khai nhiều chương trình dự án quan trọng, không ngưng nâng cao chất lượng sản phảm du lịch để thu hút du khách. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành được nhiều khu điểm du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử và tâm linh; du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, tạo được sự  quan tâm của du khách thập phương. Trong đó, năm 2017có một số sản phẩm du lịch mới như Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vinpear Cửa Sót;  Sân Golf, Trường đua chó giải trí – khu du lịch biển Xuân Thành; Du thuyền Giang Đình cổ độ; Khu du lịch sinh thái Hải Thượng được đưa vào khai thác, kết hợp với các khu du lịch Nguyễn Du, Ngã ba Đồng Lộc, du lịch biển Xuân Thành, Thiên Cầm đã góp phần làm cho diện mạo không gian du lịch của tỉnh nhà  được cải thiện đang kể, không ngừng thu hút khách trong nước và quốc tế đến tham quan nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, do các điều kiện không thuận lợi về thời tiết, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nên trong những năm qua sự phát triển về du lịch của Hà Tĩnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế đang có. Sản phẩm  manh mún, trùng lắp, thiếu đồng bộ, chưa có các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế dẫn đến doanh thu từ du lịch còn đạt thấp. Các cấp chưa thực sự xem du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp để đầu tư phát triển.

Nhằm tạo bước đột phá, từng bước đưa du lịch Hà Tĩnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Chương trình hành động số 540/CTr-TU ngày 20/3/2017 thực hiện Nghị quyết, nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, và cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2025, có tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của tỉnh.

Theo đó, thực hiện các chủ trương của Trung ương và của tỉnh, thời gian qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhằm thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Sở đã tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh”; các hoạt động khai trương mùa du lịch biển; khai hội Chùa Hương; Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông; lễ hội văn hóa, thể thao; tổ chức các hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Tĩnh tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía nam và các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ. Qua các hoạt động xúc tiến đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố, thu hút được nhiều đoàn khách du lịch đến với Hà Tĩnh. Mặc dù vẫn còn ảnh hưởng sau sự cố môi trường biển, nhưng trong năm 2017 đã có 1,5 triệu lượt khách về tham quan, nghỉ dưỡng tại Hà Tĩnh. Đặc biệt đề án “Phát triển du lịch Hà Tĩnh”  do Sở Văn hoá, thể thao và du lịch xây dựng, trình ra Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh để thông qua Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 07/12/2017 về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” là cơ sở quan trọng để đưa du lịch ngày càng xứng với tầm vóc, vị thé, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Trên cơ sở kế thừa chính sách giai đoạn 2013- 2020, kỳ họp thứ 5  khóa 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh từ ngày 13 đến 15/12/2017 đã thông qua Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo, với nhiều nội dung đột phá và các nhóm chính sách bao gồm: Chính sách về hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào, xây dựng nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, hỗ trợ lãi suất, phát triển mô hình nhà lưu trú tại gia (homestay); hỗ trợ các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực….

Với những chính sách khuyến khích phát triển du lịch trong thời gian tới, sẽ là điều kiện để Hà Tĩnh khai thác tiềm năng sẵn có, phát triển ngành du lịch một cách tương xứng, đồng thời hứa hẹn tương lai không xa Hà Tĩnh sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các du khách trong và ngoài nước.
 

Tác giả bài viết: Bùi Xuân Thập, TUV, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch